Phiên giao dịch ngày 23/07/2025: mở cửa với tâm lý tương đối tích cực, VN-Index tạo một khoảng trống tăng giá lên tới 9 điểm sau ATO. Nhờ sự nâng đỡ của nhóm cổ phiếu trụ cột, VN-Index tăng tới 14 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên áp lực bán nhanh chóng dâng cao khiến chỉ số thu hẹp đà tăng. Sau giờ nghỉ trưa, diễn biến thị trường có phần giằng co và phân hóa ở đa số những nhóm cổ phiếu. Trong bối cảnh đó, nhóm ngành Hóa chất và Nông nghiệp trở thành tâm điểm của phiên giao dịch với nhiều mã tăng điểm tích cực, thậm chí chạm trần, tiêu biểu có thể kể đến CSV, BFC, TAR, MPC.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/07, VN-Index đóng cửa tại 1,512.3 điểm, tăng 2.8 điểm (tương đương 0.2%). Thanh khoản thị trường đạt 1,496 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tương ứng giá trị giao dịch xấp xỉ 37,900 tỷ. Thị trường nghiêng về số mã tăng với tỷ lệ mã tăng giá/mã giảm giá là 203/120. Nhóm Du lịch và Giải trí Ngân hàng đóng vai trò dẫn dắt đà tăng điểm của VN-Index. Ngoài ra, những nhóm ngành khác có sự tăng giá đáng kể là Hóa chất, Thực phẩm và đồ uống, Dịch vụ tài chính.

VN-Index thu hẹp đà tăng sau diễn biến giằng co khá mạnh trong phiên, phản ánh tâm lý phân vân của nhà đầu tư trong bối cảnh chỉ số vừa vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý quan trọng 1,500 điểm. Dù vậy, nếu VN-Index có thể trụ vững trên ngưỡng này trong các phiên tới thì tình hình sẽ không quá đáng lo ngại.
Nhiều khả năng thị trường sẽ còn rung lắc biên độ rộng quanh vùng 1500. Các mã sẽ thay máu NĐT ở những đoạn như thế này.
Về dòng tiền: Giá trị mua chủ động tăng 1800 tỷ so với phiên trước trong khi giá trị bán chủ động tăng 3700 tỷ, tổng giá trị mua chủ động trên VN-Index lớn hơn bán chủ động khoảng 600 tỷ. Riêng với phân khúc trên 1 tỷ/lệnh, tổng mua chủ động nhỏ hơn so với bán chủ động khoảng 800 tỷ. Cho thấy dòng tiền lớn đang dẫn dắt phe mua.

Về giao dịch của các nhóm Nhà đầu tư:
- Tính riêng với giao dịch khớp lệnh: Các nhà đầu tư Cá nhân trong nước và Cá nhân nước ngoài bán ròng. Điểm đáng lưu ý là Các tổ chức nước ngoài vẫn mua ròng, trong khi Cá nhân bán ròng. Tính từ 30/6/2025 tới nay, khối ngoại đã mua ròng khớp lệnh 13,796.45 tỷ đồng.
- Giá trị giao dịch thỏa thuận đạt 2.055,2 tỷ đồng, giảm -44,2% so với phiên liền trước và đóng góp 4,9% tổng GTGD. Giao dịch đáng chú ý ở cổ phiếu SSB, với hơn 25,1 triệu đơn vị cổ phiếu tương đương 502,8 tỷ đồng được sang tay giữa các Tổ chức trong nước. Ngoài ra còn có giao dịch Tự doanh trong nước bán thỏa thuận 2 triệu đơn vị cổ phiếu FRT (trị giá 318 tỷ đồng) cho Tổ chức nước ngoài.

Về tín hiệu Smart Trading:
- VN-Index trên khung giờ: đã cho tín hiệu tích cực từ 13h45 ngày 22/07 sau khi điều chỉnh từ vùng quá mua. Các vùng hỗ trợ của VN-Index là 1506 1500 kháng cự là vùng 1523 1535. Nếu VN-Index không vượt được 1523.37 thì khả năng có thể sẽ điều chỉnh về vùng 1500.

- VN-Index trên khung ngày: tiếp tục duy trì trong vùng quá mua, và liên tục giằng co. Kháng cự trước mắt là vùng 1523 1535, hỗ trợ là vùng 1500 1480. Tín hiệu đã đi sâu vào vùng quá mua nên việc xuất hiện rung lắc điều chỉnh là bình thường. Nếu VN-Index có thể giữ vững vùng hỗ trợ thì khả năng tích lũy và tiếp tục tăng hướng lên vùng đỉnh 1535 là có thể xảy ra.

- VN-Index trên khung tuần: đã bắt đầu vào xu hướng tăng từ 12 tuần trước ở vùng giá 1226. Tín hiệu đã đi sâu vào vùng quá mua. Hiện tại xu hướng tăng vẫn tiếp tục duy trì. Kháng cự là vùng 1523-1535, hỗ trợ là vùng 1445.

Trên thị trường phái sinh, với hợp đồng 41I1F8000:
(Hiện tại bot phái sinh đã chạy ổn định trên Telegram do Telegram không còn bị chặn)
Bot phái sinh khung ngày đã cho lệnh Long từ 9h00 ngày 17/06. Lệnh này đã cho lợi nhuận siêu lớn.


Đến ngày 21/07/2025, Bot phái sinh khung ngày đã cho lệnh short trên cả hợp đồng tháng 8 và tháng 9. Lệnh này đã cho lợi nhuận lớn do thị trường điều chỉnh cuối phiên. Sang ngày 22/07, mặc dù thị trường hồi phục nhưng chưa phá hoàn toàn được thế điều chỉnh của tín hiệu.


Với hợp đồng 41I1F8000: tính từ 20/06/2025, Khối ngoại nắm giữ là 18,706 Long, giá trung bình 1,616.420. Tự doanh nắm giữ 18,589 Short giá trung bình 1,616.482. Tổng OI là 53,516. Điểm cần lưu ý là cả 2 nhóm này đều short ròng mạnh trong phiên 22/07.

Bot phái sinh khung 15m đã cho lệnh cuối cùng là lệnh Long lúc 14h27 và cho lợi nhuận tốt. Hỗ trợ trước mắt là vùng 1645 1635. Kháng cự là vùng 1657 1668.


Các tin tức chính trước giờ giao dịch
Tin quốc tế
1. Dow Jones tiến sát đỉnh cũ, S&P 500 lập kỷ lục khi ông Trump công bố thỏa thuận với Nhật Bản
2. Ông Trump: Các nước sẽ phải đối mặt mức thuế đối ứng từ 15% đến 50%
3. Fed bị đẩy đến bờ khủng hoảng, nhà kinh tế hàng đầu đề xuất giải pháp sốc cho Chủ tịch Powell
4. Lãi suất đi vay của thị trường mới nổi so với Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2007
5. Ông Trump thông báo đạt thỏa thuận với Philippines, thuế quan 19%
6. Hàng hóa thế giới ngày 24/7: Dầu đi xuống; Vàng giảm, bạc tăng khi Mỹ–EU tiến gần thỏa thuận thuế quan
Tin trong nước
1. Tỷ giá ngày 24/7: Vietcombank giữ nguyên USD ở mức 25.930-26.320 đồng, USD tự do tăng lên 26.460 đồng
2. Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo
3. Đề xuất miễn thuế TNCN đối với khoản lãi trái phiếu xanh, tín chỉ các-bon lần đầu
4. Nghị quyết 21: Hành lang pháp lý chờ “cú hích” từ thị trường và nguồn vốn
5. ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2025 từ 6,6% xuống còn 6,3%
6. Standard Chartered nâng dự báo tỷ giá USD/VND lên 26.300 vào cuối năm 2025
7. Thị trường trong nước 24/7: Vàng tăng, Heo tiếp tục giảm, Gạo xuất khẩu nhích nhẹ
8. Chuyên gia Dragon Capital: Xu hướng khối ngoại bán ròng sẽ sớm chấm dứt
9. UBCK xử phạt Becamex IJC (IJC), Vinam (CVN), SGS, L10 do vi phạm công bố thông tin, quản trị
10. VIC: Vingroup chính thức gửi đề xuất đến Hà Nội, ra chính sách để hỗ trợ chuyển đổi xe xăng sang xe điện
11. TCB: Công ty bảo hiểm của Techcombank chính thức được cấp phép
12. FMC: Chịu thuế đối ứng, lợi nhuận hãng tôm Sao Ta vẫn tăng 21% trong quý 2
13. PVI: Lãi quý 2/2025 cao nhất 10 quý, PVI đạt 953 tỷ đồng LNTT trong 6 tháng đầu năm, tăng 21,6%
14. EVF: Nợ có khả năng mất vốn ở EVF lực tăng gấp 3 lần nhưng tỷ lệ nợ xấu chỉ 0,7%
15. BMP: Nhựa Bình Minh lần đầu lãi vượt 300 tỷ đồng
16. TLG: Thiên Long (TLG) muốn đưa thêm người vào Hội đồng quản trị Phương Nam (PNC)
17. KDC: Tập đoàn KIDO rót tiền mua 41% cổ phần của đơn vị vận hành Vạn Hạnh Mall
18. HCM: HFIC bán đấu giá toàn bộ 121,6 triệu quyền mua cổ phiếu của HCM, dự thu hơn 800 tỷ
19. SHB: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội sắp trả cổ tức cổ phiếu với tỷ lệ 13%
20. DBC: Dabaco (DBC) sắp phát hành 50 triệu cp trả cổ tức tỷ lệ 15%, lãi năm 2025 được dự báo vượt 1.600 tỷ